Tỉnh Bình Phước trồng Ca cao theo tiêu chuẩn quốc tế

Với thế mạnh cây công nghiệp, đặc biệt là cây điều với độ che phủ cao, Bình Phước đang được xem là một nơi lý tưởng cho cây Ca cao phát triển. Tỉnh hiện có gần 2.000ha Ca cao, trong đó nhiều nông hộ trồng Ca cao đã được đạt được chứng nhận tiêu chuẩn "UTZ Certified, hữu cơ và thương mại công bằng." Điều này đang tạo ra nhiều triển vọng tốt và tín hiệu vui cho người trồng cây Ca cao.

Với thế mạnh cây công nghiệp, đặc biệt là cây điều với độ che phủ cao, Bình Phước đang được xem là một nơi lý tưởng cho cây Ca cao phát triển. Tỉnh hiện có gần 2.000ha Ca cao, trong đó nhiều nông hộ trồng Ca cao đã được đạt được chứng nhận tiêu chuẩn "UTZ Certified, hữu cơ và thương mại công bằng." Điều này đang tạo ra nhiều triển vọng tốt và tín hiệu vui cho người trồng cây Ca cao.

Nông dân tập thói quen ghi nhật ký cho cây

Chương trình cacao đạt chứng chỉ UTZ Certified được hình thành bởi công ty Cargill cùng với tổ chức phát triển Hà Lan Rabobank và những đơn vị khác trong lĩnh vực Ca cao trên thế giới. Đây là một chương trình chứng nhận độc lập để tự cải thiện lề lối thực hiện nông nghiệp, môi trường và xã hội trong sản xuất Ca cao.

.alt

Tại Việt Nam hiện đã có 11 đơn vị tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu đã tham gia chương trình này. Riêng tại Bình Phước, chương trình Ca cao đạt tiêu chuẩn UTZ Certified bắt đầu được Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn cacao A1 triển khai từ cuối năm 2011.

Bước đầu, việc áp dụng tiêu chuẩn này đã tạo nên những thói quen trồng Ca cao bền vững cho người nông dân.

Hiệu quả đa chiều

Hiệu quả kinh tế từ trồng ca ao UTZ được chứng thực đã thu hút hàng trăm hộ nông dân tham gia. Để đạt được giấy chứng nhận UTZ các nông hộ phải sản xuất Ca cao theo bộ nguyên tắc hữu cơ của UTZ Certified, trong đó áp dụng 72/174 tiêu chí bắt buộc phải thực hiện trong năm thứ nhất.

Các tiêu chí nhấn mạnh đến nghĩa vụ bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong vòng 1 năm. Vì thế, để đảm bảo có thị trường tiêu thụ ổn định, vấn đề quản lý chất lượng mang tính lâu dài, bền vững sẽ phải được các nông dân quan tâm triển khai liên tục.

Ông Lê Xuân Phiên (thôn 10, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng) chia sẻ: “Khi tham gia UTZ nông dân được tập huấn, học về kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng thời điểm. Trước đây tôi sử dụng vô tội vạ, có tiền thì đi mua phân bón, thấy bệnh nặng mới phun thuốc nên chi phí lúc nào cũng cao hơn so với bây giờ.”

Ông Phiên còn cho biết, trồng Ca cao UTZ vừa đỡ tốn công sức vì chỉ cần một người chăm sóc, thu hoạch cho 1ha, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu trước đây 500 cây Ca cao của ông phải bón 3 tạ phân NPK mỗi vụ thì bây giờ chỉ cần bón 2,2 tạ.

Nhờ chăm sóc thường xuyên cho cây Ca cao nên các cây điều trồng xen cũng được hưởng lợi rất nhiều.

Lâu nay nông dân vẫn hay than phiền “cứ được mùa lại rớt giá,” nhưng khi tham gia các chương trình hợp tác với những tổ chức chứng nhận quốc tế để “gắn nhãn quốc tế” cho nông sản, đầu ra thường được các nhà nhập khẩu đảm bảo.

Chia sẻ về chương trình ca cao UTZ, ông Phạm Thanh Truyền, phụ trách kỹ thuật Chương trình UTZ thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ca cao A1 cho biết: “Giá Ca cao bình thường là 40.900 đồng/kg khô, nhưng nông dân sẽ được thưởng thêm 1.600 đồng/kg chất lượng nếu chất lượng lên men đạt trên 92%. Ngoài ra Ca cao đạt chứng nhận UTZ sẽ được thưởng thêm 1.500-2.000 đồng/kg. Như vậy nếu làm đúng quy trình mà tiêu chuẩn UTZ Certified đưa ra, nông dân sẽ được hưởng lợi thêm từ 3.100-3.600 đồng/kg. Điều quan trọng là khi tham gia UTZ, giá cả thu mua luôn ổn định, hệ thống thu gom chặt chẽ nên đỡ chi phí vận chuyển.”

So với một số cây công nghiệp khác như điều, cao su thì Ca cao được phát triển ở Bình Phước muộn hơn nhưng đã tạo ra nhiều hiệu quả kinh tế. Thông qua việc sản xuất Ca cao bền vững theo tiêu chuẩn UTZ Certified người nông dân giờ đây sẽ có điều kiện nâng cao năng lực trong thực hành nông nghiệp tốt, quản lý sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng các đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và môi trường. Đây cũng là một mục tiêu đảm bảo thu nhập cao cho nông dân và là cơ sở để Ca cao Bình Phước đạt chứng nhận toàn cầu phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

VnCharm

Nguồn:

http://www.vietnamplus.vn/Tinh-Binh-Phuoc-trong-cacao-theo-tieu-chuan-quoc-te

Bình luận của bạn