Hàng đổi hàng- "phá băng" cho doanh nghiệp

Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có thể sẽ có thêm nội hàm và không gian mới trong đó bên cạnh chủ thể người tiêu dùng cuối cùng sẽ có thêm các doanh nghiệp trong nước.

Nhiều chuyên gia đánh giá, sự góp mặt của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ tạo ra thêm giá trị gia tăng mới cho cuộc vận động cũng như làm vững chắc thêm chuỗi sản xuất trong nước.

alt

 

Trước thực trạng nợ xấu, hàng tồn kho, nhiều DN phá sản, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã kết nối với các hiệp hội ngành nghề phát động Chương trình truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp “Hàng đổi hàng” kéo dài từ nay đến năm 2016. Chương trình hướng tới mục tiêu từng bước giải phóng hàng tồn kho, góp phần "phá băng" một số thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nội tại thị trường trong nước.

“Hàng đổi hàng” về bản chất là hoạt động tổ chức kinh doanh và cũng không phải là hình thức kinh doanh mới mẻ trên thế giới, song ở Việt Nam lần đầu tiên được chính thức triển khai để từ đó tạo luân chuyển hàng hóa, thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh thanh khoản thấp, góp phần khống chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhiều tập đoàn kinh doanh trong nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn đã bày tỏ ý định và lên kế hoạch sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu của nhau hoặc đặt hàng các tập đoàn bạn các mặt hàng có nhu cầu. Đây có thể nói là một nét rất mới trên thị trường nội địa. Nó cho thấy lòng tin, trước hết là vào bạn hàng trong nước đã được củng cố. Một số chuyên gia mô tả, nhiều tập đoàn đã có ý thức tự giác trong việc sử dụng hàng của đối tác trong nước.

Một hệ quả khác của dòng chảy hàng đổi hàng trong nước là các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu sản phẩm của nhau có thể tạo thêm cơ sở vững chắc cho việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa trên từ thị trường trong nước ra thị trường nước ngoài.

Việt Nam hiện có hơn 450.000 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế và khi xu hướng doanh nghiệp trong nước đang đồng lòng sử dụng hàng hóa của nhau có thể là cách phát huy nội lực sản xuất một cách thiết thực cả trong trước mắt lẫn lâu dài.

Nguồn: Báo Công Thương

Tuy nhiên do đây là một “sân chơi” mới nên việc hình thành các quy tắc cũng như vai trò của các “trọng tài” quản lý nhà nước là điều rất cần thiết. Các bộ ngành chức năng cần có những đánh giá tổng thể để có thể đúc kết nên các chính sách khuyến khích mọi doanh nghiệp tham gia sân chơi này để một mặt vừa khuyến khích doanh nghiệp, một mặt tăng cường trách nhiệm để tạo ra một “sân chơi” thực sự có chất lượng, công bằng và tất cả cùng có lợi.

Bình luận của bạn