Tăng cường đưa hàng Việt về Hà Tĩnh

“Đưa hàng Việt về Hà Tĩnh và tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại Hà Tĩnh” do Công ty Cổ phần  đầu tư và phát triển Công thương miền Trung tổ chức ngày 25-10 tại TP.HCM.

“Hiện nay tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ hàng không có nhãn mác, hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ tràn lan, đẩy hàng Việt ra ngoài, làm méo mó thị trường. Để hạn chế điều này cần đẩy mạnh đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối. Hà Tĩnh sẽ tạo mọi điều kiện cơ chế chính sách để các nghiệp (DN) tại TP.HCM và các thành phố lớn khác tìm hiểu thị trường và đưa hàng hóa về địa phương”. 

Đó là ý kiến của ông Trần Nhật Tân, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hà Tĩnh tại buổi kết nối “Đưa hàng Việt về Hà Tĩnh và tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại Hà Tĩnh” do Công ty Cổ phần  đầu tư và phát triển Công thương miền Trung tổ chức ngày 25-10 tại TP.HCM.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết trong những năm qua thành phố đã thực hiện chương trình hợp tác thương mại giữa TP.HCM và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ cho thấy hiệu quả cao giữa DN TP.HCM và các tỉnh. Qua những lần giám sát, kết quả kết nối giữa DN TP.HCM và các tỉnh cho thấy có một số nguyên nhân làm cho các DN chỉ đưa hàng vào một hai lần rồi ngưng. Đó là dịch vụ giao nhận chưa thuận tiện, bao bì mẫu mã chưa đạt, yếu về vốn…

Để làm được điều này, cơ quan chức năng Hà Tĩnh làm sao tạo điều kiện tốt nhất để các DN TP.HCM và các tỉnh có thể cung ứng hàng hóa cho tỉnh và ngược lại. Chẳng hạn như phía Hà Tĩnh có thể mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuât có uy tín có thương hiệu và bán cho người tiêu dùng với giá sỉ. Làm sao có phương thức thanh toán tốt nhất. Hỗ trợ cho DN trong vấn đề vận chuyển, giảm chi phí trưng bày hoặc có chính sách miễn giảm như thế nào đó trong năm đầu… 

Ngoài ra, các DN Hà Tĩnh có thể đặt những mặt hàng mà mình đang cần, Sở sẽ hết mình hỗ trợ thông qua Hiệp hội các DN và các nhà phân phối…sẽ thông tin đến các DN. Các DN thành phố đang nhìn Hà Tĩnh là thị trường nhỏ. Tuy nhiên dân số cơ học những năm gần đây tăng nhanh với khoảng 500.000người/năm. Ngoài ra với 40.000 lao động nước ngoài đang hoạt động tại dự án nhiệt điện Formosa đang tiêu thụ lượng lớn hàng tiêu dùng. Nên có nhiều cơ hội cho DN nghiệp sản xuất và phân phối phía Nam đầu tư vào Hà Tĩnh.

“Đây là lần đầu tiên Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung thực hiện kết nối với DN TP.HCM. Điều này sẽ là tiền đề mở rộng cho việc phát triển trong tương lai. Mong muốn các đặc sản địa phương của từng vùng miền sẽ có ở các siêu thị trên cả nước” bà Đào nhấn mạnh.

VnCharm

Bình luận của bạn