Độc đáo nhà lá Việt... đi Tây

Nhà lá vốn khiến người ta liên tưởng tới sự nghèo khổ thì nay lại được trọng dụng khi xuất hiện trong những quán cà phê, khách sạn, resort… và thậm chí còn được xuất ra nước ngoài.

Nam Bộ giữa xứ Quảng 

Nếu ai về xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam sẽ được thưởng thức một không gian Nam Bộ thu nhỏ. Nơi đây có sông nước bao quanh, xen lẫn vào đó là rừng dừa nước Bảy Mẫu nối đuôi nhau xanh ngút ngàn. Xung quanh xóm làng có nhiều ngôi nhà được lợp bằng lá dừa mọc san sát - một hình ảnh rất ấn tượng.

Đang vận chuyển lá dừa, tre lên xe tải dựng để làm nhà hàng cho khách hàng, anh Lê Công Thắng, một chủ cơ sở sản xuất tre, dừa ở thôn Thanh Nhất, xã Cẩm Thanh, cho biết, anh vừa ký được hợp đồng làm căn nhà lá ba gian, rộng 200 m2 cho một khách ở TP Đà Nẵng, với số tiền 300 triệu đồng.

Doc dao nha la Viet... di Tay

Một căn nhà được làm bằng tre, lá dừa.

Người dân Nam Bộ sử dụng lá dừa lợp nhà rất tốt. Rồi một số người sau mỗi chuyến trở về không quên mang theo giống dừa nước để gieo trồng ở đất Cẩm Thanh. Ai ngờ, thứ dừa nước từ phương Nam lại rất phù hợp với vùng hạ lưu sông Thu Bồn giáp với biển Cửa Đại.Hỏi về nghề làm nhà lá, anh Thắng kể, cách đây khoảng 200 năm về trước, những bậc tiên hiền của làng giong thuyền vào tận vùng đất Nam Bộ để giao thương hàng hóa. Ở nơi đây, họ chứng kiến vùng đất đầm lầy nhưng cây dừa nước sinh sôi phát triển, che chắn sóng gió, bảo vệ xóm làng.

“Vùng đất Cẩm Thanh, quanh năm gió bão hoành hành, thấy được cái lợi của cây dừa nước chắn gió nên những bậc tiên hiền mang về đây trồng. Và theo năm tháng, từ vài cây đã hình thành lên rừng dừa Bảy Mẫu. Nó che chắn gió cho dân làng mỗi khi mưa bão. Sau đó, người dân dùng lá làm nhà che mưa, che nắng. Rồi cái nghề làm nhà lá ở đây được hình thành và truyền tay nhau. Nay du lịch phát triển, nhà lá hút hàng nên nghề làm nhà lá thịnh hành", anh Thắng cho hay.

Anh Thắng là đời thứ 3 làm nghề nhà lá, đem lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình. Ở nước ta có nhiều nơi làm nhà lá nhưng tại sao nhiều người lại về Cẩm Thanh thuê người làm? Tôi hỏi. “Cái ni thì dễ hiểu lắm, bởi sản phẩm nhà lá của Cẩm Thanh đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng: Đẹp, bền, chắc chắn mà không nơi nào sánh được”, anh Thắng tự tin đáp.

Quả đúng như vậy, riêng bản thân anh Thắng, không chỉ quanh quẩn nhận làm nhà lá ở TP Hội An, TP Đà Nẵng mà đã không ít lần lên Tây Nguyên, vào Sài Gòn nhận làm nhà. Đến nay, có hàng trăm căn nhà ở nước ta được chính bàn tay tự thiết kế và xây dựng.

Doc dao nha la Viet... di Tay

Anh Lê Công Thắng phơi lá dừa.

“Dừa Cẩm Thanh khác ở nhiều vùng khác, vì là dừa nước mặn, sau khi thu hoạch, tàu dừa được xé ra đem phơi khô và ngâm nước. Đặc biệt, dừa chỉ được thu hoạch mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 8. Lúc này, dừa mới đạt độ già”, anh Thắng nói.Theo anh Thắng, nghề làm nhà lá ở Cẩm Thanh rất khắt khe. Riêng về kỹ thuật, từ khâu tre, dừa phải được ngâm nước mặn đúng thời gian quy định để tuổi thọ của nhà lá kéo dài. Nhà lá do người Cẩm Thanh làm có thể đạt thời gian 20 năm.

Tiếp đến, công đoạn xử lý tre cũng khá cầu kỳ. Tre dùng làm nhà chỉ thu hoạch vào tháng 11 trong năm. Bởi vì thời gian này tre không ra măng và đã đạt đến độ già nhất định. Tre được các thương lái thu mua ở các huyện vùng núi, sau đó vận chuyển bằng đường sông xuống tận xã Cẩm Thanh bán cho các cơ sở SX tre dừa.

Khi mua tre về, các cơ sở SX phải ngâm tre dưới lớp bùn nước mặn 6 tháng rồi mới vớt lên đem phơi khô. Do cả tàu dừa, tre được ngâm dưới bùn, nước mặn nên khả năng chống chịu với thời tiết, mối mọt rất cao. Đồng thời khi làm nhà lá, các cơ sở SX ở Cẩm Thanh thường ưu tiên dùng cột bằng gỗ kiền kiền, hoặc bằng tre tươi, chứ không dùng cột bê tông, sắt thép.

“Người ta thường nói ở nhà lá là sự nghèo khổ, rứa mà bây giờ toàn người giàu thuê làm nhà lá. Nhất là ở các thành phố lớn, hay khu du lịch, nhu cầu làm nhà lá ngày một nhiều. Tuy nhiên, để dựng một căn nhà lá rất cần nhiều thứ, gia chủ phải lo rất nhiều thủ tục.

Trước hết phải được cấp phép, khâu thẩm định để có phép rất quan trọng. Có hôm chúng tôi đang làm thì bị cơ quan chức năng đến yêu cầu tạm dừng vì chưa có phép. Hay ở những khu đông dân cư đông đúc, việc xây dựng nhà lá rất khó khăn, vì nguy cơ xảy ra hỏa hoạn rất lớn”, anh Thắng cho biết.

Nhà lá ra nước ngoài 

Tìm hiểu thêm về nghề làm nhà lá ở Cẩm Thanh, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được người dân nơi đây cho hay, nhà lá nay không chỉ làm trong nước, mà có nhiều ngôi nhà lá XK ra nước ngoài.

Xã Cẩm Thanh có khoảng 60 hộ làm nghề tre, dừa, đó là chưa kể nhiều hộ làm nhỏ lẻ. Có khá nhiều sản phẩm được làm ra từ làng nghề như bàn ghế, giường tủ làm từ tre… Hiện đã có 24 hộ được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận đạt thương hiệu “Tre dừa Cẩm Thanh”

Ông Lê Liều (xã Cẩm Châu, Hội An) đang làm căn nhà lá để đưa ra Đà Nẵng dựng. Ông cho biết, cách đây 3 năm, có đoàn khách từ Mỹ đến tham quan. Khi vào cơ sở SX nhà lá, đoàn khách yêu cầu ông thuật lại quá trình hoàn thành căn nhà.

Sau đó có một vị khách yêu cầu ông làm cho một cái nhà lá rộng chừng 30 m2 để đem về nước. Ông Liều nói với vị khách rằng: “Ông đừng có đùa tui chứ!”. Ông Liều đành nhờ hướng dẫn viên hỏi lại cho kỹ, thì quả thật, vị khách rất thích mang nhà lá về nước.

Sau khi vị khách về nước, ông Liều lắp ráp, dựng ngôi nhà lá, toàn bộ quá trình hướng dẫn dựng nhà được hướng dẫn viên du lịch quay phim, ghi hình lại để chuyển sang Mỹ. Nhà lá sau khi lắp ráp được dỡ ra, bó gọn gàng đưa ra cảng và chuyển bằng đường biển về Mỹ.

“Sau chuyến này, tui còn xuất thêm 2 nhà lá qua Mỹ, năm ngoái xuất đi Nhật Bản rồi qua Trung Đông. Chẳng ai ngờ cái nghề làm nhà lá này có lúc lại xuất sang tận nước ngoài mới ghê chú ạ”, ông Liều khoe.

Doc dao nha la Viet... di Tay

Đưa lá đi làm nhà.

Hiện khách hàng có nhu cầu mẫu mã như thế nào chúng tôi sẽ đáp ứng hết. “Khách hàng đưa ra ý tưởng, sau đó mình phải tự mày mò thiết kế. Một người có thể thiết kế xây dựng được nhưng chưa chắc có thể thiết kế được nhà lá. Bởi kết cấu tre, dừa khác hoàn toàn với kim loại, khẩu độ khác, không sử dụng các khớp nối như gỗ”, ông Mười chia sẻ.Không riêng gì ông Liều mà ở xứ sở nhà lá TP Hội An có nhiều người đã XK nhà lá ra nước ngoài. Như trường hợp cha con ông Võ Tấn Mười ở thôn Thanh Nhì, xã Cẩm Thanh xuất hơn 10 cái dù bằng lá dừa sang Singapore. Ông Mười kể: Cách đây 2 năm, có một người Singapore đến gặp tôi và đặt 10 cái ô che bằng lá, họ bảo đưa về đặt ở khu du lịch.

Theo NNVN

Bình luận của bạn