Chế tạo thành công phụ gia sơn cao cấp

Tiến sỹ Trương Văn Chương cùng các cộng sự thuộc trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) đã chế tạo thành công dung dịch TiO2 nano (nano oxit titan), góp phần mở ra khả năng phát triển một loạt các dòng sản phẩm mới như sơn bảo vệ công trình, diệt khuẩn, chống rêu mốc, xử lý khí thải, tự làm sạch... có khả năng thương mại và mang tính cạnh tranh cao nhờ giá thành rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm nhập ngoại cùng loại khác.

Tiến sỹ Trương Văn Chương cùng các cộng sự thuộc trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) đã chế tạo thành công dung dịch TiO2 nano (nano oxit titan), góp phần mở ra khả năng phát triển một loạt các dòng sản phẩm mới như sơn bảo vệ công trình, diệt khuẩn, chống rêu mốc, xử lý khí thải, tự làm sạch... có khả năng thương mại và mang tính cạnh tranh cao nhờ giá thành rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm nhập ngoại cùng loại khác.

Các sản phẩm sơn nội, ngoại thất Colpa, dung dịch Colpa Photocatalsis Nano TiO2 của Công ty Huetronics đã được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Dung dịch TiO2 nano có khả năng ngăn tử ngoại mạnh, được sử dụng để làm phụ gia cho các dòng sơn cao cấp mới như sơn nước nội, ngoại thất Colpa với màng sơn có tính năng nổi trội như chống nấm mốc, diệt khuẩn cực tốt, khả năng đàn hồi tối đa, độ phủ cao, không bị rạn nứt theo vết nứt chân chim trên tường, ngăn nước ngấm vào bên trong tường.

alt

Dung dịch Colpa Photocatalsis Nano TiO2 chứa TiO2 nano pha tạp Fe làm sạch nước trong các hồ cảnh quan và hồ nuôi tôm, tăng ôxy hòa tan, khống chế tảo bùng phát, diệt khuẩn, phân hủy độc tố.

Theo tiến sỹ Chương, phần lớn các công trình nghiên cứu về TiO2 trong nước thường sử dụng nguồn nguyên liệu đầu là TiCl4 hoặc các hợp chất cơ kim đắt tiền. Để khắc phục các hạn chế, nhóm phát triển phương pháp kiềm chảy, sử dụng bột TiO2 công nghiệp và đã tổng hợp một lượng lớn TiO2 nano với phẩm chất tốt không thua kém các phương pháp chế tạo trước đây.

Từ một sản phẩm trung gian của quá trình kiềm chảy, lần đầu tiên nhóm đã nghiên cứu chế tạo và sản xuất thành công TiO2 dạng dung dịch.

Hiện nay, thị trường Việt Nam cũng đã xuất hiện một số sản phẩm gạch men, sản phẩm sứ vệ sinh, trang trí chứa màng TiO2 nano. Tuy nhiên, giá thành của chúng rất cao, khó có thể tiếp cận sử dụng được vì 1 lít dung dịch nano TiO2 trong nước có giá khoảng gần 130 USD, của nước ngoài là 250 USD.

Với giá thành 150.000 đồng/lít TiO2 nano (1 lít có thể phủ được 20-30m2 sản phẩm gạch men) nhóm tiến hành chế tạo màng mỏng TiO2 nano phủ trên gạch men.

Ưu điểm của gạch men có phủ bề mặt TiO2 nano nung ở 300 độ C có các tính năng nổi trội là bề mặt cứng hơn, bóng sáng hơn, màu trong suốt, có khả năng chống bám bẩn, chống trượt, bền hơn với tính năng diệt khuẩn, tự làm sạch tốt.

Do có nhiều tính chất dị thường và khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mà TiO2 kích thước nano được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đặc tính quang học xúc tác của nó có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như làm sạch không khí, xử lý nước thải, phân hủy thuốc trừ sâu, chất hữu cơ, diệt khuẩn, nấm mốc, tự làm sạch bụi bẩn.

Ngoài ra TiO2 nano còn là thành phần chính trong việc chế tạo pin Mặt Trời thế hệ mới, quang phân nước để chế tạo nhiên liệu hydro.

VnCharm

Nguồn:

Nguồn: TTXVN

Bình luận của bạn